Chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, lượng khách hàng mang xe đến các garage bảo dưỡng, sửa chữa ôtô ngày một tăng, cho nên, một vài cửa hàng cũng đôn giá và "dọa khách hàng" về các lỗi của xe cần phải thay linh kiện để "vặt túi tiền" những vị khách "gà mờ".
Chị Thuỳ Dương (một khách hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội) mang chiếc VinFast Fadil đến một cửa hàng rửa xe trên đường Trần Thái Tông để làm mới lại "xế hộp" của mình.
Vì bận rộn với công việc cuối năm, nên chị yêu cầu nhân viên rửa qua bề mặt xe cho mình, nhưng không hiểu tại sao, sau đó nhân viên lại vệ sinh bên trong xe và "vặt" của chị 500.000 đồng.
"Tôi yêu cầu nhân viên rửa xe chỉ làm những bước cơ bản cho tôi, nhưng không hiểu tại sao họ mở cửa xe rồi dọn dẹp bên trong xe, rồi "chém" 500.000 đồng. Bình thường tôi chỉ rửa xe hết 50.000 đồng. Đây là cách làm không tôn trọng khách hàng khi tự ý làm thêm các dịch vụ khác mà khách không yêu cầu", chị Dương bức xúc cho biết.
Trường hợp của chị Dương không phải hi hữu, khi thời gian này, một số garage sửa chữa, bảo dưỡng xe cũng tự động nâng giá mà không thông báo trước cho khách hàng.
![]() |
Khi mang xe đi bảo dưỡng, cần mang đến những cơ sở uy tín. Ảnh: T.Nga |
![]() |
Khi mang xe đi bảo dưỡng, cần mang đến những cơ sở uy tín. Ảnh: T.Nga |
Làm gì để không bị "vặt túi tiền"
Để tránh rước bực vào mình với những chiêu trò bảo dưỡng xe dịp Tết của một số garage rửa xe, bảo dưỡng xe dịp Tết, trao đổi với Lao Động, anh Lê Văn Sỹ - nhân viên sửa chữa tại garage Hưng Phát (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước khi mang xe đến garage, khách hàng cần phải đặt lịch hẹn, hỏi rõ giá và cần xác định mục tiêu của mình sửa gì, xe đang gặp tình trạng nào.
Nếu được hãy đi cùng người có chút am hiểu về xe để tránh bị "vặt túi tiền". Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần phải tìm cho mình một trung tâm, cơ sở bảo dưỡng uy tín.
"Để tránh quá tải hầu hết các trung tâm, gara bảo dưỡng đều chỉ nhận những xe đã đặt hẹn trước. Thậm chí, nhiều cơ sở phải thuê thêm nhân viên để phục vụ khách hàng. Tránh tình trạng làm ăn cẩu thả gây nguy hiểm tới khách hàng", anh Sỹ cho hay.
Ông Nguyễn Tiến Toàn - Giám đốc garage Minh Thức Auto (quận Nam Từ Liêm) cho biết, ngay từ đầu tháng 1.2022, lượng khách đưa xe đi bảo dưỡng bắt đầu dồn dập mỗi ngày, để có một chiếc mới, đẹp "ăn" Tết.
Theo ông Toàn, tùy theo quãng đường xe đã đi, 4.000km, 8.000km hay 12.000km và hơn nữa sẽ có các quy trình, công việc bảo dưỡng chăm sóc xe khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ kiểm tra tổng thể xe, đặc biệt là hệ thống phanh xe, dầu máy, nước làm mát động cơ,... để đảm bảo an toàn cho máy và động cơ, giúp chiếc xe được vận hành tốt nhất khi đi chơi Tết xa. Chi phí bảo dưỡng khoảng 2,5 triệu đồng.
Ngoài ra, đối với những xe thường xuyên phải di chuyển, khi bảo dưỡng, kỹ thuật viên sẽ phải kiểm tra nhiều bộ phận hơn, nhất là hệ thống gầm bệ, lốp, rotuyn,... để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô bình dân sau nhiều năm sử dụng thường nhanh xuống cấp, hỏng vặt. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý bảo dưỡng các bộ phận dưới đây là 'xe cỏ' sẽ trở nên êm mượt, vận hành trơn tru để vi vu chơi Tết.
" alt=""/>Cách để không bị 'chặt chém' khi bảo dưỡng xe ôtô dịp TếtGiao dịch mua sắm trực tuyến gia tăng đột biến, trong khi các dịch vụ trung gian phục vụ thương mại điện tử như vận chuyển, kho bãi, kiểm kê... chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Điều đó làm phát sinh nhiều tranh chấp tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Năm 2021, thương mại điện tử đứng thứ 2 về số lượng phản ánh của người tiêu dùng, chiếm tỷ lệ 15,4%. Trong đó, nội dung phản ánh chủ yếu thường liên quan đến việc chậm giao hàng, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng so với đơn hàng đã đặt; giao hàng đã bị hỏng.
Khoảng 44,3% phản ánh về tình trạng thiếu hợp tác hoặc chậm trễ trong việc hỗ trợ hoàn tiền cho người tiêu dùng đối với các đơn hàng đã hủy; chậm trễ giao đơn hàng đã đặt...
Theo cơ quan quản lý cạnh tranh, tỷ lệ khiếu nại về tín dụng tiêu dùng đã tăng lên so với những năm trước, chiếm tỷ lệ 12,5%, đứng thứ 3 trong số các lĩnh vực.
Tín dụng tiêu dùng thời gian qua có sự tăng trưởng tương đối mạnh tại Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết, việc cho vay tiêu dùng khá dễ dàng có thể dẫn đến phát sinh nhiều khoản nợ xấu. Giữa bối cảnh đại dịch bùng phát, nhiều cá nhân vay tiêu dùng bị mất việc làm, bị giảm tiền lương, giảm mức thu nhập nên khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán các khoản nợ.
Việc các ngân hàng, tổ chức tín dụng tự làm hoặc thông qua đối tác áp dụng biện pháp thu hồi nợ, trong đó có phương thức gọi điện tới các số điện thoại tham chiếu của khách hàng vay tiêu dùng gây ra nhiều phiền toái cho những người chưa từng phát sinh khoản nợ với ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Duy Vũ
Một số ý kiến cho rằng, cần làm rõ hơn các quy định sàn TMĐT phải nộp thuế thay cá nhân để tránh tình trạng không cân xứng giữa sàn TMĐT và mạng xã hội, cũng như việc bảo hộ ngược.
" alt=""/>TMĐT, tín dụng bị người dùng khiếu nại nhiều nhất năm 2021Theo kết quả điều tra ban đầu, ngày 28/2, Điểu Nhơn và Điểu Poi bắt được 1 cá thể động vật tê tê tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước).
Đến sáng 1/3, các đối tượng thống nhất với nhau mang cá thể tê tê này đi bán.
Điểu Duy đi xe máy BKS: 93F8-4251 mang theo cá thể tê tê đến tiểu khu 1455, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để tiêu thụ thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Kết quả giám định cho thấy, cá thể động vật mà Điểu Duy mang đi bán là loại tê tê Java nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.